Đừng lo lắng khi bạn mới bắt đầu!!! Học những gì bạn cần và làm những gì bạn muốn

DTVT

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Đọc bài văn lạ của cậu học trò nghèo trường Ams

Đọc bài văn lạ của cậu học trò nghèo trường Ams
Trước đề văn nghị luận Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, em Nguyễn Trung Hiếu, HS lớp 11 chuyên lý, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu

Điện Tử: Mạch Khuếch Đại

1 – Mạch khuếch đại
1.1 – Khái niệm về mạch khuyếh đại .
Mạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, như mạch khuyếch đại âm tần trong Cassete, Âmply, Khuyếch đại tín hiệu video trong Ti vi mầu v.v …
Có ba loại mạch khuyếch đại chính là :
  • Khuyếch đại về điện áp : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
  • Mạch khuyếch đại về dòng điện :
    Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
  • Mạch khuyếch đại công xuất : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có công xuất yếu vào , đầu ra ta thu được tín hiệu có công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuyếch đại công xuất là kết hợp cả hai mạch khuyếch đại điện áp và khuyếch đại dòng điện làm một.
1.2 – Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại.
Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại là phụ thuộc vào chế độ phân cực cho Transistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch khuyếch đại được phân cực để KĐ ở chế độ A, chế độ B , chế độ AB hoặc chế độ C
a) Mạch khuyếch đại ở chế độ A.
Là các mạch khuyếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giốn với tín hiệu ngõ vào.
Mạch khuyếch đại chế độ A khuyếch đại cả hai bán chu kỳ tín hiệu ngõ vào
* Để Transistor hoạt động ở chế độ A, ta phải định thiên sao cho điện áp UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc.
* Mạch khuyếch đại ở chế độ A được sử dụng trong các mạch trung gian như khuyếch đại cao tần, khuyếch đại trung tần, tiền khuyếch đại vv..
b) Mach khuyếch đại ở chế độ B.
Mạch khuyếch đại chế độ B là mạch chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ của tín hiệu, nếu khuyếch đại bán kỳ dương ta dùng transistor NPN, nếu khuyếch đại bán kỳ âm ta dùng transistor PNP, mạch khuyếch đại ở chế độ B không có định thiên.
Mạch khuyếch đại ở chế độ B chỉ khuyếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu ngõ vào.
* Mạch khuyếch đại chế độ B thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại công xuất đẩy kéo như công xuất âm tần, công xuất mành của Ti vi, trong các mạch công xuất đẩy kéo , người ta dùng hai đèn NPN và PNP mắc nối tiếp , mỗi đèn sẽ
khuyếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu, hai đèn trong mạch khuyếch đại đẩy kéo phải có các thông số kỹ thuật như nhau:
* Mạch khuyếch đại công xuất kết hợp cả hai chế độ A và B .
Mạch khuyếch đại công xuất Âmply có : Q1 khuyếch đại ở chế độ A, Q2 và Q3 khuyếch đại ở chế độ B, Q2 khuyếch đại
cho bán chu kỳ dương, Q3 khuyếch đại cho bán chu kỳ âm.
c) Mạch khuyếch đại ở chế độ AB.
Mạch khuyếch đại ở chế độ AB là mạch tương tự khuyếch đại ở chế độ B , nhưng có định thiện sao cho điện áp UBE sấp sỉ 0,6 V, mạch cũng chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu và khắc phục hiện tượng méo giao điểm của mạch khuyếch đại chế độ B, mạch này cũng được sử dụng trong các mạch công xuất đẩy kéo .
d) Mạch khuyếch đại ở chế độ C
Là mạch khuyếch đại có điện áp UBE được phân cự ngược với mục đích chỉ lấy tín hiệu đầu ra là một phần đỉnh của tín hiệu đầu vào, mạch này thường sử dụng trong các mạch tách tín hiệu : Thí dụ mạch tách xung đồng bộ trong ti vi mầu.
Ứng dụng mạch khuyếch đại chế độ C trong mạch tách xung đồng bộ Ti vi mầu.
2 – Các kiểu mắc của Transistor
2.1 – Transistor mắc theo kiểu E chung.
Mạch mắc theo kiểu E chung có cực E đấu trực tiếp xuống mass hoặc đấu qua tụ xuống mass để thoát thành phần
xoay chiều, tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C, mạch có sơ đồ như sau :
Mạch khuyếch đại điện áp mắc kiểu E chung , Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C
Rg : là điện trở ghánh , Rđt : Là điện trở định thiên, Rpa : Là điện trở phân áp .
Đặc điểm của mạch khuyếch đại E chung.
  • Mạch khuyếch đại E chung thường được định thiên sao cho điện áp UCE khoảng 60% ÷ 70 % Vcc.
  • Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào nhiều lần, như vậy mạch khuyếch đại về điện áp.
  • Dòng điện tín hiệu ra lớn hơn dòng tín hiệu vào nhưng không đáng kể.
  • Tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào : vì khi điện áp tín hiệu vào tăng => dòng IBE tăng => dòng ICE
    tăng => sụt áp trên Rg tăng => kết quả là điện áp chân C giảm, và ngược lại khi điện áp đầu vào giảm thì điện áp chân C lại tăng => vì vậy điện áp đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào.
  • Mạch mắc theo kiểu E chung như trên được ứng dụng nhiều nhất trong thiết bị điện tử.
2.2 – Transistor mắc theo kiểu C chung.
Mạch mắc theo kiểu C chung có chân C đấu vào mass hoặc dương nguồn (Lưu ý: về phương diện xoay chiều thì dương
nguồn tương đương với mass), Tín hiệu được đưa vào cực B và lấy ra trên cực E, mạch có sơ đồ như sau :
Mạch mắc kiểu C chung , tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E
Đặc điểm của mạch khuyếch đại C chung .
  • Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E
  • Biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào : Vì mối BE luôn luôn có giá trị khoảng 0,6V do đó khi điện áp chân B tăng bao nhiêu thì áp chân C cũng tăng bấy nhiêu => vì vậy biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào .
  • Tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào : Vì khi điện áp vào tăng => thì điện áp ra cũng tăng, điện áp vào giảm thì điện áp ra cũng giảm.
  • Cường độ của tín hiệu ra mạnh hơn cường độ của tín hiệu vào nhiều lần : Vì khi tín hiệu vào có biên độ tăng => dòng IBE sẽ tăng => dòng ICE cũng tăng gấp β lần dòng IBE ICE = β.IBE giả sử Transistor có hệ số khuyếch đại β = 50 lần thì khi dòng IBE tăng 1mA => dòng ICE sẽ tăng 50mA, dòng ICE chính là dòng của tín hiệu đầu ra, như vậy tín hiệu đầu ra có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu vào.
  • Mạch trên được ứng dụng nhiều trong các mạch khuyếch đại đêm (Damper), trước khi chia tín hiệu làm nhiều nhánh, người ta thường dùng mạch Damper để khuyếch đại cho tín hiệu khoẻ hơn. Ngoài ra mạch còn được ứng dụng rất nhiều trong các mạch ổn áp nguồn (ta sẽ tìm hiểu trong phần sau)
2.3 – Transistor mắc theo kiểu B chung.
  • Mạch mắc theo kiểu B chung có tín hiệu đưa vào chân E và lấy ra trên chân C , chân B được thoát mass thông qua tụ.
  • Mach mắc kiểu B chung rất ít khi được sử dụng trong thực tế.
Mạch khuyếch đại kiểu B chung, khuyếch đại về điện áp và không khuyếch đại về dòng điện.
3 – Các kiểu ghép tầng
3.1 – Ghép tầng qua tụ điện.
* Sơ đồ mạch ghép tầng qua tụ điện
Mạch khuyếch đại đầu từ – có hai tầng khuyếch đại được ghép với nhau qua tụ điện.
  • Ở trên là sơ đồ mạch khuyếch đại đầu từ trong đài Cassette, mạch gồm hai tầng khuyếch đại mắc theo kiểu E chung, các tầng được ghép tín hiệu thông qua tụ điện, người ta sử dụng các tụ C1 , C3 , C5 làm tụ nối tầng cho tín hiệu xoay chiều đi qua và ngăn áp một chiều lại, các tụ C2 và C4 có tác dụng thoát thành phần xoay chiều từ chân E xuống
    mass, C6 là tụ lọc nguồn.
  • Ưu điểm của mạch là đơn giản, dễ lắp do đó mạch được sử dụng rất nhiều trong thiết bị điện tử, nhược điểm là không khai thác được hết khả năng khuyếch đại của Transistor do đó hệ số khuyếch đại không lớn.
  • Ở trên là mạch khuyếch đại âm tần, do đó các tụ nối tầng thường dùng tụ hoá có trị số từ 1µF ÷ 10µF.
  • Trong các mạch khuyếch đại cao tần thì tụ nối tầng có trị số nhỏ khoảng vài nanô Fara.
3.2 – Ghép tầng qua biến áp .
* Sơ đồ mạch trung tần tiếng trong Radio sử dụng biến áp ghép tầng
Tầng Trung tần tiếng của Radio sử dụng biến áp ghép tầng.
  • Ở trên là sơ đồ mạch trung tần Radio sử dụng các biến áp ghép tầng, tín hiệu đầu ra của tầng này được ghép qua biến áp để đi vào tầng phía sau.
  • Ưu điểm của mạch là phối hợp được trở kháng giữa các tầng do đó khai thác được tối ưu hệ số khuyếch đại , hơn nữa cuộn sơ cấp biến áp có thể đấu song song với tụ để cộng hưởng khi mạch khuyếch đại ở một tần số cố định.
  • Nhược điểm : nếu mạch hoạt động ở dải tần số rộng thì gây méo tần số, mạch chế tạo phức tạp và chiếm nhiều diện tích.
3.3 – Ghép tầng trực tiếp .
* Kiểu ghép tầng trực tiếp thường được dùng trong các mạch khuyếch đại công xuất âm tần.
Mạch khuyếch đại công xuất âm tần có đèn đảo pha Q1 được ghép trực tiếp với hai đèn công xuất Q2 và Q3.
4 – Phương pháp kiểm tra một tầng khuếch đại
4.1 – Trong các mạch khuyếch đại ( chế độ A ) thì phân cực như thế nào là đúng.
Mạch khuyếch đại được phân cực đúng.
  • Mạch khuyếch đại ( chế độ A) được phân cực đúng là mạch có
    UBE ~ 0,6V ; UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc
  • Khi mạch được phân cực đúng ta thấy , tín hiệu ra có biên độ lớn nhất và không bị méo tín hiệu .
4.2 – Mạch khuyếch đại ( chế độ A ) bị phân cực sai.
Mạch khuyếch đại bị phân cực sai, điện áp UCE quá thấp .
Mạch khuyếch đại bị phân cực sai, điện áp UCE quá cao .
  • Khi mạch bị phân cực sai ( tức là UCE quá thấp hoặc quá cao ) ta thấy rằng tín hiệu ra bị méo dạng, hệ số khuyếch đại của mạch bị giảm mạnh.
  • Hiện tượng méo dạng trên sẽ gây hiện tượng âm thanh bị rè hay bị nghẹt ở các mạch khuyếch đại âm tần.
Phương pháp kiểm tra một tầng khuyếch đại.
  • Một tầng khuyếch đại nếu ta kiểm tra thấy UCE quá thấp so với nguồn hoặc quá cao sấp sỉ bằng nguồn => thì tầng khuyếch đại đó có vấn đề.
  • Nếu UCE quá thấp thì có thể do chập CE( hỏng Transistor) , hoặc đứt Rg.
  • Nếu UCE quá cao ~ Vcc thì có thể đứt Rđt hoặc hỏng Transistor.
  • Một tầng khuyếch đại còn tốt thông thường có :
    UBE ~ 0,6V ; UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc
Nguồn: hocnghe.com.vn

Điện Tử: Mạch hẹn giờ đơn giản

#Sơ đồ nguyên lý:


# Hoạt động :
        Hiện nay đa số những chiếc quạt bàn trên thị trường đều sử dụng mạch hẹn giờ bằng cơ khí nên độ bền không cao, thời gian hẹn giờ ngắn ,đồng thời khi hoạt động thì phát ra những tiếng kêu rất khó chịu ! Chỉ cần bạn bỏ chút thời giờ để lắp mạch điện đơn giản này này bạn sẽ thấy nó hơn hẵn cái công tắc hẹn giờ bằng cơ khí kia. Chỉ cần bạn ấn nút là nó hoạt động ngay.

    Nguyên lý của nó như sau : 
        -Khi bạn ấn nút start lập tức nguồn 12V một chiều được nạp cho tụ điện 2200uF ,một phần dòng điện được đưa qua R100K và VR1M đến bazơ của 2 transitor mắc dalington Q1,Q2 làm hai transitor này dẫn cấp dòng cho rơle. 
        -Khi bạn buông tay ra ,dòng điện trong tụ 2200uF tiếp tục phóng ra qua 100K và VR1M duy trì phân cực thụân cho 2 transitor này --->rơle vẫn tiếp tục hút đóng công tắc cho quạt.
        -Sau một thời gian tụ điện phóng hết điện thì sự duy trì phân cực thuận cho transitor không còn nữa ---> transistor Q1,Q2 ngắt ---> cắt dòng qua rơle.
        -Điều chỉnh VR1M để cho thời gian giử rơle như mong muốn ,diode mắc ngược để chóng dòng điện cảm ứng của cuộn dây sinh ra làm hỏng transitor. 
    Mạch điện rất dể lắp , hoạt động được ngay ! nếu muốn có thời gian lâu hơn thì bạn thay C 2200uF bằng tụ có điện dung 4700uF. Chúc các bạn thành công với sơ đồ này ! 
 # Linh kiện: công tắc là loại ấn nhả , rơle một chiều 12V C828X2 ,VR1M, diode 1N4007.

Viễn Thông: vi ba số ALCATEL 9470 LX/UX LUX50

Thiết bị anten vi ba số ALCATEL 9470 LX/UX LUX50 hiện nay được dùng rộng rãi trong công nghệ thông tin di động. Dựa vào những đặc tính cấu tạo đơn gian, dễ dàng lắp đặt, nguyên lý hoạt động đơn giản hóa với việc sử dụng phần mềm kiểm soát hoạt động cũng như bảo vệ thiết bị tạo thuận lợi cho người bảo trì, sữa chữa. Phần mềm giám sát 946LUX50 cho phép hiển thị chi tiết thông số sóng, hiệu chỉnh các cài đặt hệ thống một cách dễ dàng. Mặt khác ALCATEL 9470 LX/UX LUX50 sử dụng băng tần 7,8 GHz là đường truyền tiếp vi ba số thông dụng cho những hệ thống trạm lặp, chuyển tiếp có khả năng vừa và nhỏ (thiết bị đã được công ty Vietel mua và lắp đặt trên nhiều trạm chuyển tiếp)…

Tài liệu này chỉ mang tính chất giới thiệu và do sinh viên dịch nên không chuẩn xác, chỉ mang tính tham khảo. Mong các bạn thông cảm


1. Giới thiệu tông quát
1.1.2 vi ba số. 3
2 - Mô tả Thiết bị 9
2.2 – Hoạt động. 17
2.1.4 - Những cấu hình dung lượng. 15
2.1.3 - LX/ UX đặc tính ALCATEL 9470. 12
2.1.2 cấu hình 10
2.1 – Dòng Alcatel 9400 9
2.2.1 - cấu hình 1+0. 17
2.3 - Thiết kế những kênh dịch vụ. 24
2.3.4 - ESC number5. 27
2.4 - Những báo động, tín hiệu thoại và sự điều khiển từ xa (TS/ TC). 27
2.5 - Loopback tùy chọn. 28
2.7 - IDU điều khiển, những chỉ định và những đầu nối. 30
2.8 - Những đặc trưng Kỹ thuật. 35


Download: http://www.box.net/shared/r21ptff48o

Viettel đầu tư 600 triệu USD vào Ucraina


Tổng công ty Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) sẽ đầu tư khoảng 600 triệu USD vào dự án Internet băng thông rộng ở Ucraina.
Như vậy, Viettel đã đầu tư tại 6 thị trường viễn thông nước ngoài là Lào, Campuchia, Haiti, Peru, Mozambique và Ucraina.
Người đứng đầu Cơ quan quản lí các dự án quốc gia Ucraina, ông Vladislav Kaskiv cho biết, cơ quan này ngày 27/3 đã kí một biên bản ghi nhớ với Viettel về dự án truy cập Internet băng thông rộng. Vốn đầu tư dự kiến lên tới 600 triệu USD.
Theo ông Kaskiv, thời hạn của dự án là 5 năm. Dự án này là một phần trong khuôn khổ dự án Thế giới Mở rộng của Ucraina. Kaskiv cho biết thêm, dự án sẽ tập trung vào mạng lưới internet các trường học ở nông thôn, cũng như giúp tất cả các học sinh Ucraina tiếp cận với hệ thống sách điện tử.
Như vậy, Viettel đã đầu tư tại 6 thị trường viễn thông nước ngoài là Lào, Campuchia, Haiti, Peru, Mozambique và Ucraina.
Năm 2011, Viettel đặt mục tiêu phải lấy thêm được giấy phép mới ở thị trường nước ngoài có 60 - 100 triệu dân và kì vọng đạt doanh thu 600 triệu USD từ các thị trường này, chiếm 16% tổng doanh thu của Viettel.
Tuần trước, CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (ViettelGlobal) công bố kế hoạch chào bán riêng lẻ hơn 320 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đ/cp cho 3 đối tác chiến lược. Nguồn vốn huy động được từ đợt phát hành, 3.200 tỉ đồng, sẽ dùng để triển khai thực hiện đầu tư dự án tại Campuchia, Lào, Haiti.
Tại thị trường Campuchia, năm 2010, Viettel đạt doanh thu 161 triệu USD, tăng 2,8 lần so với năm 2009. Tại thị trường Lào, doanh thu đạt gần 61 triệu USD, tăng 4,5 lần.
Theo CafeF (Kyivpost), Gafin.

Điện tử: Phân tích mạch khuyếch đại âm thanh cơ bản dùng BJT


mach-khuyech-dai 
Tên mạch : Khuyếch đại âm tần sử dụng Transistor lưỡng hạt (BJT).
Tác dụng linh kiện :
- C1 : Dẫn tín hiệu vào.
- C6 : Tụ lọc nguồn chính, giá trị của C6 phụ thuộc vào dòng tải, nói cách khác phụ thuộc vào công suất hoạt động của mạch. Mạch có công suất càng lớn, ăn dòng càng lớn thì C6 phải có giá trị càng cao. Nếu không, sẽ gây hiện tượng “đập mạch” có nghĩa là điện áp trên C6 bị nhấp nhô và loa sẽ phát sinh tiếng ù_gọi là ù xoay chiều. Nếu điện áp nuôi mạch được cấp bởi biến áp 50Hz sẽ nghe tiếng ù (như còi tầm), nếu cấp bằng biến áp xung tần số cao sẽ nghe tiếng rít.
- R5-C3 : Hợp thành mạch lọc RC ổn định nguồn cấp và chống tự kích cho tầng k/đ 2, 1. Tuy nhiên nếu mắc ở đây thì tác dụng của R5-C3 không cao. Muốn nâng cao tác dụng của nó bạn phải mắc mắt lọc này về phía cực (+) của C6.
- R3-C2 : Mạch lọc RC ổn định nguồn, chống tự kích cho k/đ 1 (k/đ cửa vào).
- R1-R2 : Định thiên, phân áp để ổn định phân cực tĩnh cho Q1, để Q1 ko gây méo tuyến tính khi k/d thì R1 phải được chỉnh để Q1 làm việc ở chế độ A (tương ứng Ube Q1 ~ 0.8V đối với BTJ gốc silic). Đồng thời R2 phải được chọn có giá trị bằng trở kháng ra của mạch đằng trước. Nếu tín hiệu vào là micro thì R2 có giá trị chính bằng trở kháng của micro.
- R4 : Tải Q1, định thiên cho Q2. Trong mạch này Q1 và Q2 được ghép trực tiếp để tăng hệ số k/đ dòng điện trước khi công suất (Q2 đóng vai trò tiền k/đ công suất). Mặt khác cũng để giảm méo biên độ và méo tần số khi tần số, biên độ của tín hiệu vào thay đổi.
- R7-C4 : Hợp thành mạch hồi tiếp âm dòng điện có tác dụng ổn định hệ số k/đ dòng điện cho Q1, giảm nhỏ hiện tượng méo biên độ. Khi đ/chỉnh giá trị của C4 sẽ thay đổi hệ số k/đ của Q1, nói cách khác đ/c C4 sẽ làm mạch kêu to_kêu nhỏ.
- Q1 : K/đại tín hiệu vào, được mắc theo kiểu E chung.
- Q2 : Đóng vai trò k/đ tiền công suất được mắc kiểu C chung. Tín hiệu ra ở chân E cấp cho 2 BJT công suất. Ở đây, thực chất ko có tín hiệu xoay chiều nào hết, chỉ có điện áp một chiều thay đổi (lên xuống) quanh mức tĩnh ban đầu. Tín hiệu ra ở chân E Q2 được dùng kích thích (thông qua thay đổi điện áp) cho Q3, Q4.
- Q3, Q3 : Cặp BJT công suất được mắc theo kiểu “đẩy kéo nối tiếp“. Hai BJT này thay nhau đóng/mở ở từng nửa chu kỳ của tín hiệu đặt vào. Lưu ý là Q3 dùng PNP, Q4 dùng NPN nhưng phải có thông số tương đương nhau. Kiểu mắc Q2, Q3, Q4 như trên gọi là “đẩy kéo nối tiếp tự đạo pha”
- R9, R10 : Điện trở cầu chì, bảo vệ Q3, Q4 khỏi bị chết khi có 1 trong 2 BJT bị chập.
- D1, D2 : Ổn định nhiệt, bảo vệ tránh cho Q3, Q4 bị nóng. Cơ chế bảo vệ tôi ko giải thích ở đây, các bạn tự xem lại lý thuyết mạch BJT cơ bản.
- PR1 : Điều chỉnh phân cực Q4, thông qua đó chỉnh cân bằng cho “điện áp trung điểm
Nguyên lý hoạt động :
Chế độ tĩnh : Khi tín hiệu vào bằng 0.
- Mạch được thiết kế để Q1, Q2 hoạt động ở chế độ A. Q3, Q4 có thể ở chế độ A hoặc AB.
- PR1 được đ/chỉnh để Q3, Q4 có điện áp chân B bằng nhau, như vậy độ mở của Q3=Q4 và kết quả là điện áp tại điểm C bằng 1/2 điện áp nguồn cấp (theo sơ đồ mạch được cấp 15V thì điện áp điểm C là 7.V), điện áp tại điểm C gọi là “điện áp trung điểm“.
- Tụ C5 được nối vào điểm C. Điện áp ban đầu trên tụ chính bằng điện áp điểm C (7.5V)
Khi tín hiệu vào ở bán kỳ dương (+):
- Điện áp chân B Q1 tăng → Q1 mở thêm, dòng IcQ1 tăng → sụt áp trên R4 (UR4 = R4xIcQ1) tăng làm cho UcQ1 giảm. Độ giảm của UcQ1 tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu vào.
- Vì chân CQ1 nối trực tiếp chân BQ2 nên khi UcQ1 giảm thì UbQ2 giảm theo làm cho Q2 khóa bớt, như vậy dòng IcQ2 giảm xuống dẫn đến điện áp tại điểm A(UA) và điểm B(UB) đều giảm.
- Các bạn để ý : Q3 là PNP, Q4 là NPN do vậy khi UA giảm thì độ mở Q3 tăng (mở thêm), UB giảm thì độ mở Q4 giảm (khóa bớt).
- Vì Q3 mở thêm, Q4 khóa bớt làm cho điện áp tại điểm C tăng lên dẫn tới tụ C5 (ban đầu là 7.5V) nạp, dòng nạp cho C5 đi từ (+) nguồn 15V → CEQ3 → R9 → C5 → loa → mass. Dòng nạp qua loa là đi xuống. Điện áp trên tụ C5 lúc này lớn hơn 7.5V.
Khi tín hiệu vào ở bán kỳ âm (-)
- Điện áp chân B Q1 giảm → Q1 khóa bớt, dòng IcQ1 giảm → sụt áp trên R4 (UR4 = R4xIcQ1) giảm làm cho UcQ1 tăng. Độ tăng của UcQ1 tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu vào.
- Vì chân CQ1 nối trực tiếp chân BQ2 nên khi UcQ1 tăng thì UbQ2 tăng theo làm cho Q2 mở thêm, như vậy dòng IcQ2 tăng lên dẫn đến điện áp tại điểm A(UA) và điểm B(UB) đều tăng.
- Các bạn để ý : Q3 là PNP, Q4 là NPN do vậy khi UA tăng thì độ mở Q3 giảm (khóa bớt), UB tăng thì độ mở Q4 tăng (mở thêm).
- Vì Q3 khóa bớt, Q4 mở thêm làm cho điện áp tại điểm C giảm lên dẫn tới tụ C5 phóng, dòng phóng của C5 đi từ (+) tụ → R10 → CQ4 → mass → loa → (-)C5. Dòng phóng qua loa là đi lên.
Kết luận : Như vậy, với cả chu kỳ của tín hiệu vào ta thu được 2 dòng điện liên tục đi xuống/đi lên ở loa, đó chính là tín hiệu xoay chiều ra loa. Cường độ 2 dòng này tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu xoay chiều vào mạch.
Đồ thị thời gian :
bieu-do-thoi-gian
Hoàng Trọng Nghĩa
7B/20/60 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương.
Mobile phone : 0963688799. Email : htnghiahd@gmail.com

LCD: Các chuẩn kết nối trên màn hình LCD

LCD có 2 dạng kết nối cơ bản là D-Sub và DVI.
1. D-Sub (D-Subminature) dạng kết nối Analog cơ bản được dùng từ monitor CRT. Dạng này có cấu tạo 15 chân như hình sau:
vga_pinout
Hình dạng trong thực tế như sau:
istockphoto_482775-d-sub-plugs
Còn đây là đầu cắm của card VGA (xuất tín hiệu cho cable VGA d-sub đi vào monitor LCD):
dsubmd4Chức năng từng chân, nếu không thường xuyên sử dụng lúc cần chỉ việc vào http://pinouts.ru/ tìm nhé. Còn đây là link cụ thể:
http://pinouts.ru/Video/VGA15_pinout.shtml
Đây là dạng kết nối chuẩn VGA15 mà các dòng máy IBM từ sơ khai đa dùng nên khá chuẩn.
Chân 1: Red (Tín hiệu màu đỏ) * Quan trọng
Chân 2: Green (Tín hiệu màu lá) * Quan trọng
Chân 3: Blue (Tín hiệu màu dương) * Quan trọng
Chân 4: N/C (Bỏ không hoặc là ID2 chuẩn của IBM)
Chân 5: GND (Nối mass đất)
Chân 6: Red GND (Dây mass bọc giáp tín hiệu màu đỏ)
Chân 7: Green GND (Dây mass bọc giáp tín hiệu màu lá)
Chân 8: Blue GND (Dây mass bọc giáp tín hiệu màu dương)
Chân 9: không có chân hoặc nối Mass
Chân 10: GND
Chân 11: Bỏ không hoặc ID0
Chân 12: Bỏ không hoặc ID1 hoặc SDA
Chân 13: Horizontal Sync (Tín hiệu đồng bộ ngang) * Quan trọng

Chân 14: Vertical Sync (Tín hiệu đồng bộ dọc) * Quan trọng
Trong 15 chân có 5 chân quan trọng mà lqv77 tôi in bold lên, về lý thuyết, chỉ cần đủ 5 chân này thêm các chân GND là cable đã hoạt động bất chấp các chân khác có thể bị đứt hay gãy cũng không sao.
Nếu thiếu 1,2,3 thì sẽ mất màu, sai màu (dễ thấy khi đứt cable lắc dây bị đổi màu). Nếu đứt chân 13 hoặc 14 thì sẽ không thấy hình đâu nhé.
Xem tiếp chuẩn DVI (Digital Visual Interface)
Xem tạm trang tiếng Anh trước nhé:
http://en.wikipedia.org/wiki/Digital_Visual_Interface
Lê Quang Vinh