Viễn Thông: Các mảng lĩnh vực chủ yếu trong viễn thông

Khi bạn theo một chuyên ngành trong ĐH, thì chắc hẳn bạn đã thắc mắc: Sau này mình sẽ làm vì với ngành này? Ngành Điện tử viễn thông của chúng mình cũng như vậy, khi học cũng rất mơ hồ cho ngành nghề khi ra trường. Ngành Điện tử còn non trẻ nhưng cần phải có đầu óc nhanh nhạy, ngành Viễn Thông đã phát triển từ lâu nhưng lại có nhiều cơ hội việc làm hơn. Vậy thì mình sẽ chọn hướng nào để theo nhỉ? Trong bài viết này của bạn Transistor, SV trường ĐH Giao Thông Vận Tải HN (UCT), đã viết khá kỹ về hướng đi khi mà đã chọn ngành Viễn Thông. Bạn có thể tham khảo để quyết định đầu tư đúng hướng cho sau này.
Viễn thông vô cùng rộng lớn lên khó mà ai có thể đi thật sâu tất cả các mảng kiến thức được .Cùng với việc chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp thì việc xác định mình học về mảng gì vô cùng quan trọng vì sau này đi thi tuyển dụng mà ứng tuyển vào vị trí ko làm đồ án tốt nghiệp thì đó là 1 yếu điểm lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy xin chia sẻ cho những ai đang theo học viễn thông về các mảng lĩnh vực chủ yếu trong viễn thông đang rất phát triển:
1) Mảng thông tin di động :
- Là mảng hoạt động trong lĩnh vực thoại di động, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng sử dụng các thiết bị di động.
- Hiện nay có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ đó là : Viettel, Mobiphone, Vinaphone, Vietnamobile (HTmobile), Sfone, Gtel (Beeline) … à đây là mảng đem lại nhiều việc làm cho sinh viên , và mức thu nhập tương đối cao.
- Các môn học cần chú trọng và thứ tự các môn học cũng cần chú ý:
+ Các hệ thống thu phát vô tuyến đơn giản: Môn này cung cấp các kiến thức, các khái niệm ban đầu như: băng thông, kênh truyền và nguyên lý của các hệ thống thu phát vô tuyến.
+ Đa truy nhập vô tuyến: cung cấp kiến thức về môi trường truyền dẫn vô tuyến, các kiến thức trong việc truy nhập các thuê bao di động với mạng, cũng như việc phân chia băng tần của các hệ thống.
+ Vấn đề điều chế số: Cung cấp các kiến thức về điều chế số dùng trong thông tin di động

+ Công nghệ CDMA: Vấn đề này được tách riêng từ “ đa truy nhập vô tuyến “ để tìm hiểu rõ bản chất của công nghệ này. Cung cấp cái nhìn tổng quan của máy thu, máy phát sử dụng công nghệ CDMA.
+ Hệ thống thông tin di động GSM: Môn này sẽ cho ta biết được tất cả các vấn đề như: cấu trúc hệ thống, quy hoạch tài nguyên, các giao diện, các kênh vật lý, các kênh logic trong hệ thống GSM (hệ thống đang được sử dụng trong các mạng Viettel, Mobiphone, Vinaphone, HT mobile, Gtel …). Cũng như các vấn đề như: chuyển giao, điều khiển công suất, … của hệ thống này.
+ Hệ thống thông tin di động WCDMA và các hệ thống khác: Năm 2009 có 4 mạng: Viettel, Mobi, Vina; HT và Vnn đã được cấp phép triển khai 3 G ( cụ thể là triển khai WCDMA) đó là những tiền đề cơ sở để anh em chúng mình tìm hiểu hệ thống WCDMA để phục vụ công việc sau này.
2) Mảng truyền dẫn :
- Trong bất kỳ hệ thống viễn thông nào thì các phần tử được nối, và giao tiếp với nhau bằng các đường truyền dẫn như: cáp đồng trục, cáp xoắn đôi, cáp sợi quang, vô tuyến … tuy nhiên thì hiện nay cáp quang là được sử dụng thông dụng hơn cả vì những ưu điểm của nó. Nó được dùng chính vì vậy mà để nối 2 tổng đài với nhau, nối 2 mạng với nhau truyền dẫn bằng cáp sợi quang đặc biệt quan trọng trong viễn thông vì bất kỳ hệ thống nào cũng phải sử dụng đến nó. Vì vậy mà các công ty tuyển dụng đều tuyển riêng 1 bộ phận làm trong truyền dẫn.
- Các môn học:
+ Ghép kênh số: cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản như: luồng E1; T1 …
+ Kỹ thuật truyền dẫn PDH; và SDH.
+ Cơ sở thông tin quang: Sợi quang Nguồn quang Thu quang Các tham số của chúng
+ Các vấn đề đặc biệt quan trọng trong hệ thống thông tin quang: Suy hao Tán sắc Các hiệu ứng phi tuyến.
+ Hệ thống thông tin quang IM- DD
+ Các hệ thống WDM + EDFA
+ Hệ thống thông tin quang kết hợp. Chú ý: Cũng giống như mảng “thông tin di động” xuất phát từ những khái niệm co bản nhất, sau đó đi cụ thể vào từng hệ thống để thấy rõ được các thông số và giúp ta tư duy và đánh giá được hệ thống đó.
3)Mảng tổng đài ( chuyển mạch ):
-
Phần tử chuyển mạch là 1 trong những phần tử quan trọng nhất của các hệ thống viễn thông: nó cho phép thiết lập, giám sát và giải phóng kết không phải bàn nhiều cũng thấy được những công việc nối cho các cuộc gọi liên quan đến lĩnh vực này.
- Các môn học :
+ Kỹ thuật ghép kênh số: giống như ở kỹ thuật truyền dẫn thì môn này cũng cần học các kiến thức cơ bản về ghép kênh.
+ Kỹ thuật chuyển mạch:
+ Tổng đài điện tử số theo chương trìn lưu trữ sắn SPC
+ Tổng đài A100E10 của Alcatel
+ Tổng đài A1000E10MM của Acatel dung trong mạng NGN
4) Mảng truyền số liệu :
- Mỗi 1 công ty dù hoạt động trong lĩnh vực viễn thông hay không thì đều cần đến những người quản lý mạng nội bộ của công ty họ, đó là việc làm của những người nghiên cứu về mạng số liệu. Ngoài ra thì mảng này cho phép mình làm việc ở các công ty số liệu VDC, truyền hình cáp …

- Các môn học :
+ Cơ sở truyền số liệu: cung cấp các khái niệm cơ bản về kênh truyền, tốc độ số liệu, cũng như các mã đuợc truyền và các kỹ thuật điều chế dùng trong mạng số liệu.
+ Mạng truyền số liệu: Với 3 nội dung cơ bản sau:
Mô hình tham chiếu OSI
Mạng LAN cục bộ
TCP/ IP
Chú ý: đi sâu từng nội dung sẽ thấy được bản chất và chi tiết của từng vấn đề, ta đặc biệt chú ý đến mạng LAN và cách phân chia chia sẻ tài nguyên trong mạng…Và nhất là các giao thức được sử dụng trong mạng LAN và mạng internet.
Nguyễn Trọng Hòa

1 nhận xét:

có tài liệu cụ thể không ạ

Đăng nhận xét